Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Thai nhi 1 & 2 tuần tuổi


1. Làm thế nào để tính tuổi thai?

Tính tuổi thai từ lúc em bé bắt đầu hình thành quả là khó khăn! Sự phát triển của bào thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, cho dù phải đến 2 tuần sau bào thai mới hình thành. Sở dĩ tuổi thai được tính từ ngày này là vì mỗi khi đến chu kỳ kinh, cơ thể của người phụ nữ đều chuẩn bị cho việc mang thai.

Nếu tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, đa số tuổi thai trung bình là 280 ngày. Tính tuổi thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối là một tiêu chuẩn đo lường giúp cho nhân viên viên y tế theo dõi thai kỳ vì rất khó để biết chính xác khi nào bắt đầu thụ thai. Để biết thêm chi tiết, hãy xem những thông tin của chúng tôi về cách tính tuổi thai.

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.

Vài điều bạn cần biết về sự rụng trứng:

  • Một trứng sống được 12-24 giờ sau khi rụng.
  • Thường chỉ một trứng rụng vào mỗi chu kỳ rụng trứng.
  • Sự rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật, hay bất cứ sự thay đổi nào.
  • Một số phụ nữ có thể thấy những đốm nhạt màu trong giai đoạn rụng trứng.

Làm thế nào để theo dõi sự rụng trứng?

Chu kỳ hàng tháng của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sau. Trung bình một chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 28-32 ngày. Ngày đầu tiên của chu kỳ rụng trứng trùng với ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Đa số sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 11- ngày 21 của chu kỳ. Thời điểm này thường được gọi là “thời điểm thụ tinh” hay “giai đoạn thụ tinh” của chu kỳ kinh, vì vậy giao hợp ở thời điểm này có nhiều cơ hội thụ thai nhất. Để biết thêm thông tin về việc theo dõi rụng trứng như thế nào, hãy xem thêm phần kiến thức về thụ tinh, rụng trứng, và cách tính ngày rụng trứng.

3. Bé to chừng nào

Chưa có gì cả, nhưng hãy kiên nhẫn vì bào thai đang hình thành.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Cần có những thay đổi về cách sống để tăng khả năng thụ thai và sinh một em bé khỏe mạnh. Cần tập thể dục đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên uống thêm vitamin và ngưng sử dụng:
  • Cà phê
  • Chất đường tổng hợp
  • Rượu
  • Thuốc kích thích
  • Nicotine
Nếu như cần uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Để biết thêm chi tiết về dinh dưỡng trong thai kỳ, hãy xem phần thông tin về dinh dưỡng tiền thai kỳ.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Điều quan trọng nhất cần làm khi biết mình có thai là hãy sinh hoạt đúng cách, lành mạnh. Bởi vì sự thụ thai đã hình thành từ một tuần trước khi bạn nhận được nó nên sống lành mạnh ngay từ bây giờ sẽ bảo vệ bạn và em bé của bạn khỏi những chất độc và tác động có hại.

6. Dành cho cha của bé

Những người chồng thường không cảm nhận được vai trò của mình vào thời điểm này. Tuy nhiên, sức khỏe và cách sống của bạn cũng ảnh hưởng đến đứa con tương lai của bạn. Bạn nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, thuốc men, và thói quen như: hút thuốc, uống rượu, bất cứ loại thuốc nào. Bất cứ loại vitamin nào cũng có tác dụng tốt cho người đàn ông trong giai đoạn trước thai kỳ.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Thai 1 tuần
- Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
- Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng
Thai 20 tuần
25,6 cm
300 g
Thai 2 tuần
Thai 21 tuần
26,7 cm
360 g
Thai 3 tuần
Thai 22 tuần
27,8 cm
430 g
Thai 4 tuần
Thai 23 tuần
28,9 cm
500 g
Thai 5 tuần
- Hệ thần kinh hình thành.
- Đã có dấu hiệu mang thai
Thai 24 tuần
30 cm
600 g
Thai 6 tuần
Thai 25 tuần
34,6 cm
660 g
Thai 7 tuần
- Phôi thai hoàn thiện
Thai 26 tuần
35,6 cm
760 g
Thai 8 tuần
1,6 cm
1 g
Thai 27 tuần
36,6 cm
875 g
Thai 9 tuần
2,3 cm
2 g
Thai 28 tuần
37,6 cm
1005 g
Thai 10 tuần
3,1 cm
4 g
Thai 29 tuần
38,6 cm
1150 g
Thai 11 tuần
4,1 cm
7 g
Thai 30 tuần
39,9 cm
1320 g
Thai 12 tuần
5,4 cm
14 g
Thai 31 tuần
41,1 cm
1500 g
Thai 13 tuần
7,4 cm
23 g
Thai 32 tuần
42,4 cm
1700 g
Thai 14 tuần
8,7 cm
43 g
Thai 33 tuần
43,7 cm
1920 g
Thai 15 tuần
10,1 cm
70 g
Thai 34 tuần
45 cm
2150 g
Thai 16 tuần
11,6 cm
100 g
Thai 35 tuần
46,2 cm
2380 g
Thai 17 tuần
13 cm
140 g
Thai 36 tuần
47,4 cm
2620 g
Thai 18 tuần
14,2 cm
190 g
Thai 37 tuần
48,6 cm
2860 g
Thai 19 tuần
15,3 cm
240 g
Thai 38 tuần
49,8 cm
3080 g
Thai 20 tuần
16,4 cm
300 g
Thai 39 tuần
50,7 cm
3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông.
Thai 40 tuần
51,2 cm
3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Theo Dantri/BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét