Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Thai nhi 5 tuần tuổi


Bạn giờ đã mang thai được 4 tuần (hoặc bước sang tuần thứ 5 nếu bạn thích tính theo cách này), mầm sống mới đã thực sự hiện hữu trong cuộc đời của bạn. Bạn cần phải thích nghi với sự thay đổi kỳ diệu này thế nào đây?

Sự phát triển của bé yêu

Quả bóng tế bào đang phân chia không ngừng trong tử cung của người mẹ lúc này đã là một phôi mầm, có kích thước bằng hạt táo.

Thai nhi 5 tuần tuổi
Bước sang tuần thứ 5 là thời điểm đặc biệt then chốt đối với sự phát triển của bé.
Phôi mầm lúc này đã được chia thành 3 lá ngoài, trong và giữa. 3 lá này sẽ hình thành nên các cơ quan và bộ phận trong toàn cơ thể. Ở 2 bên vùng gọi là đầu đã có 2 “mẩu” nhỏ xíu mà sau này sẽ trở thành đôi tai.
Ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, xương sống và các nơron thần kinh đang phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu phát triển. Đã có khởi thủy của phổi, ruột cũng như hệ bài tiết. Cùng lúc đó, dây nhau và dây rốn sơ khởi được hình thành, có nhiệm vụ chuyển các dưỡng chất và ôxy từ mẹ sang bé… bắt đầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Nếu bạn chưa dùng que thử thì đây cũng là thời điểm thích hợp để biết chính xác bạn có mang thai không (nếu không thấy “đỏ đèn”).

Sự thay đổi của người mẹ

Nếu việc mang thai là ngoài ý muốn thì đây là thời điểm bạn nghi ngờ mình đã “dính” bầu. Đừng lo lắng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất những việc cần làm. Nếu bạn thử que mà không thấy lên thì bạn có thể thử lại vào sớm hôm sau, khi vừa ngủ dậy.
Còn nếu đây là kế hoạch đã được định trước, bạn có thể bắt đầu tập luyện một chút. Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng luyện tập sẽ giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể. Nó còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả (đặc biệt là khi bạn đang trong tình trạng thừa cân). Hãy chọn các loại vận động an toàn, phù hợp với các bà bầu như đi bộ, bơi lội.
Bạn cũng có thể tập một số động tác yoga đơn giản, tốt nhất là theo các lớp yoga dành cho bà bầu, nơi có những người hướng dẫn tập chuyên nghiệp.
Lưu ý là không vận động quá sức.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này ngực của bạn bắt đầu có sự thay đổi theo xu hướng lớn dần. Vì vậy nên mặc áo lót dành cho dân thể thao vào tất cả mọi thời điểm trong ngày để giữ cho bầu ngực luôn gọn và đẹp.

Hoạt động cộng đồng

Đã đến lúc công bố với mọi người rằng bạn có bầu? Vâng, và hãy tham gia vào nhóm các bà mẹ cũng đang ở cùng giai đoạn như bạn để chia sẻ kinh nghiệm.

Những việc cần lưu tâm

Bạn có thể làm việc trong suốt giai đoạn bầu bí? Hãy tìm hiểu về độ an toàn của công việc bạn đang làm, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên tiếp xúc tới tia X, hóa chất hay các công việc đòi hỏi sự nỗ lực lớn.
Bạn có cần phải uống các vitamin bổ sung trong giai đoạn thai kỳ?
Sự xóc nảy hay chạy nhảy có an toàn với bạn trong suốt quá trình mang thai?
Bạn cảm thấy hơi nhức đầu? Hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn hoa mày chóng mặt và choáng ngất.

Những lo lắng thường gặp

Tôi cần vượt qua những bực bội do thai nghén như thế nào? Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén? Hay cảm giác quá mệt mỏi chân như muốn khuỵu xuống? là những câu hỏi phổ biến của giai đoạn này.
Bạn hãy đảm bảo mình luôn được nghỉ ngơi, uống nhiều các loại nước không chứa cafein như nước tinh khiết, nước dừa, nước chanh tươi, trà thảo dược và nước hoa quả.
Nếu mang bầu vào thời điểm mùa hè nóng bức, bạn có thể sẽ hứng thú với sữa đã tách bơ, nó không chỉ giúp cơ thể chống mất nước mà còn cung cấp canxi cho cơ thể, một vi chất rất cần thiết trong giai đoạn này.
Đối với tình trạng ốm nghén, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân như thử ngửi hoặc ăn chanh, cho thêm gừng vào trà, dùng liệu pháp vi lượng đồng căn… Không có cách chống nghén chung cho tất cả các bà bầu trong giai đoạn này bởi phản ứng của cơ thể mỗi người đối với sự xuất hiện của mầm sống là rất khác nhau.
Nếu là người ăn chay hay mắc bệnh thiếu máu, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Thai 1 tuần
- Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
- Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng
Thai 20 tuần
25,6 cm
300 g
Thai 2 tuần
Thai 21 tuần
26,7 cm
360 g
Thai 3 tuần
Thai 22 tuần
27,8 cm
430 g
Thai 4 tuần
Thai 23 tuần
28,9 cm
500 g
Thai 5 tuần
- Hệ thần kinh hình thành.
- Đã có dấu hiệu mang thai
Thai 24 tuần
30 cm
600 g
Thai 6 tuần
Thai 25 tuần
34,6 cm
660 g
Thai 7 tuần
- Phôi thai hoàn thiện
Thai 26 tuần
35,6 cm
760 g
Thai 8 tuần
1,6 cm
1 g
Thai 27 tuần
36,6 cm
875 g
Thai 9 tuần
2,3 cm
2 g
Thai 28 tuần
37,6 cm
1005 g
Thai 10 tuần
3,1 cm
4 g
Thai 29 tuần
38,6 cm
1150 g
Thai 11 tuần
4,1 cm
7 g
Thai 30 tuần
39,9 cm
1320 g
Thai 12 tuần
5,4 cm
14 g
Thai 31 tuần
41,1 cm
1500 g
Thai 13 tuần
7,4 cm
23 g
Thai 32 tuần
42,4 cm
1700 g
Thai 14 tuần
8,7 cm
43 g
Thai 33 tuần
43,7 cm
1920 g
Thai 15 tuần
10,1 cm
70 g
Thai 34 tuần
45 cm
2150 g
Thai 16 tuần
11,6 cm
100 g
Thai 35 tuần
46,2 cm
2380 g
Thai 17 tuần
13 cm
140 g
Thai 36 tuần
47,4 cm
2620 g
Thai 18 tuần
14,2 cm
190 g
Thai 37 tuần
48,6 cm
2860 g
Thai 19 tuần
15,3 cm
240 g
Thai 38 tuần
49,8 cm
3080 g
Thai 20 tuần
16,4 cm
300 g
Thai 39 tuần
50,7 cm
3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông.
Thai 40 tuần
51,2 cm
3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Theo Dantri/BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét