Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Thời điểm bà bầu cần bổ sung chất sắt

"Tôi đang mang thai lần đầu. Nghe nói phụ nữ có thai cần uống viên sắt. Xin hỏi khi nào thì cần bổ sung viên sắt?".

Trả lời

Chất sắt không thể thiếu được trong quá trình phát triển của thai nhi, đây là một chất quan trọng để sinh ra máu. Phụ nữ mang thai cần phải dự trừ một lượng máu cần thiết để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và bù đắp lượng máu mất đi khi đẻ. Nếu cơ thể phụ nữ thiếu chất sắt trong thời kỳ mang thai có tác hại rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, đứa trẻ sinh ra cân nhẹ, có thể dẫn đến sẩy thai hoặc ra máu nhiều sau khi đẻ.

Nhu cầu sắt cần thiết cho người mang thai ở từng thời kỳ là khác nhau. Thời kỳ giữa (từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu) và thời kỳ cuối (từ tháng thứ 6 đến khi sinh), nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt. Để tránh và phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra, thai phụ cần có chế độ ăn uống giàu chất sắt. Các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt là gan, tim, bầu dục, thịt nạc, thịt bò, trứng, rong biển, đậu nành, mộc nhĩ đen. Ngoài ra, cần ăn rau quả tươi để tăng cường khả năng hấp thụ sắt nhờ tăng lượng vitamin C.

Khi có thai từ tháng thứ 6 đến khi sinh, nên uống viên sắt và axit folic, ngày hai viên sau bữa ăn. Tuy nhiên, viên sắt có vị tanh nên khi uống hay nôn nao khó chịu, có người uống vào bị táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng. Do đó nhiều người không uống đủ liều nên không có tác dụng. Vì vậy cần tuân thủ triệt để chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo BS Nguyễn Bạch Đằng

Các thời điểm tầm soát dị tật thai nhi


ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA
(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM)
Tôi năm nay 29 tuổi đang mang thai bé thứ hai đã được 7-8 tuần tuổi (theo siêu âm lần đầu vào ngày 29-7-2010).
Do trong quá trình mang thai tôi không biết mình đã có thai nên có uống thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên tác dụng 120g, và có bị cảm cúm nên có uống thuốc Decolgen để chữa cảm cúm.

Ảnh minh họa từ internet
Hiện nay tôi đang rất lo lắng về thai nhi không biết các loại thuốc mà tôi uống có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Tôi rất mong muốn được đi kiểm tra tầm soát thai nhi xem thai của tôi có vấn đề gì không? Xin hỏi bác sĩ để chẩn đoán được hết các bệnh và dị tật như vậy tôi cần phải đi khám thai những lúc nào?
Hà Linh
- Trả lời của phòng mạch online:
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học, khi thai vào cuối 3 tháng đầu (khoảng  từ 11 tới 13 tuần)  cho tới khi thai 22 tuần, chúng ta đang có nhiều biện pháp giúp xác định một số dị tật lớn về di truyền (như bất thường số lượng nhiễm sắc thể 21,13, 18, X và Y) và các dị tật về cấu trúc thai (như bất thường hệ thống thần kinh: thai vô sọ, tật cột sống chẻ đôi..) nhưng không phải là tất cả.
Có một số dị tật có thể chỉ có thể phát hiện vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ như tắc ruột…
Trong trường hợp của chị đã có sử dụng một số thuốc và bị “cúm “đầu thai kỳ, chị muốn kiểm tra các vấn đề liên quan tới tình trạng dị tật thai, chị nên tới bệnh viện để được tư vấn kỹ các thời điểm xét nghiệm cho chính xác. Chương trình kiểm tra bao gồm:
- Các xét nghiệm tổng quát về phía chị, đặc biệt nên xét nghiệm thêm Rubella, CMV vì khi nhiễm 2 tác nhân này cũng có biểu hiện giống “cúm” nhưng có thể gây bất thường nhiều cho thai nhi vào 3 tháng đầu.
- Khi thai được 11-13 tuần, chị sẽ được siêu âm khảo sát hình thái thai (có thể phát hiện các dị tật nặng như thai vô sọ) đồng thời đo độ mờ da gáy (thấu quang gáy) kết hợp xét nghiệm sinh hóa để ước tính nguy cơ thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hay không? Nếu nguy cơ cao, chị sẽ được khuyến cáo sinh thiết gai nhau để xác định chẩn đoán.
- Nếu trong trường hợp, chị tới trễ, vào tuần lễ 14-22. sẽ thực hiện xét nghiệm sinh hóa (Triple test) đánh giá nguy cơ bất thường thai. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, chị sẽ được tư vấn chọc ối để xác định chẩn đoán.
- Khi thai 22 tuần, một siêu âm kỹ lưỡng do các bác sĩ có kỹ năng cao sẽ khảo soát toàn bộ cấu trúc thai
Với chương trình đánh giá dị tật thai nhi như trên, chúng ta hy vọng sẽ chẩn đoán được phần lớn các dị tật lớn có khả năng ảnh hưởng tới sự sống của thai nhi. Khi phát hiện một bất thường thai nhi sẽ có sự hội chẩn của các bác sĩ chuyên về di truyền, nhi khoa, tim mạch… và bác sĩ sản khoa để tư vấn cha mẹ và từ đó có hướng xử trí.
Chị ở xa, không có điều kiện đi lại nhưng để theo chương trình đánh giá dị tật thai nhi chị cần phải lên bệnh viện Từ Dũ ít nhất là 2 lần (cách nhau khoảng 2 tuần) , một lần thực hiện xét nghiệm, lần sau trả kết quả và nghe tư vấn.
ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA
(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM)

Những việc cần làm trước và trong khi mang thai



Để sinh một em bé khỏe mạnh, thông minh, các bậc cha mẹ cần lưu ý từ trước khi mang thai.
1. Đạt trọng lượng “chuẩn”
Việc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Ngoài ra, việc tăng đủ cân sẽ giúp việc mang thai thuận lợi hơn do cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ cao huyết áp hay tiểu đường thai kỳ cũng giảm xuống.
Việc năng vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga cũng giúp quá trình thụ thai tốt hơn.
2. Tránh xa rượu và thuốc lá
Cả hai thứ trên đều gây khó thụ thai (do giảm lượng tinh trùng) hay gây hại nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như bệnh tim mạch hay thiểu năng trí tuệ.


3. Kiểm tra lại đơn thuốc
Một số đơn thuốc và dược phẩm an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, nhưng một số thì không. Một số loại thuốc khác thì chưa được xác định rõ có ảnh hưởng hay không. Vì thế bạn thay đổi hoặc ngừng sử dụng cho đến khi bạn sinh xong em bé. Tốt nhất là nên gặp bác sỹ tư vấn ngay lập tức.
4. Gặp nha sỹ
Việc lên kế hoạch khám và làm sạch răng miệng định kỳ 6 tháng/lần không chỉ giảm nguy cơ viêm nhiễm mà còn giúp giảm nguy cơ đẻ non hoặc bị tiền sản giật.
5. Tiêm phòng
Gặp bác sỹ để biết loại vắc-xin nào bạn nên tiêm trước khi thụ thai.
6. Cân nhắc việc kiểm tra gen
Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến gen thì nên đi xét nghiệm máu kiểm tra.
7. Sửa sang nhà cửa
Các độc tố bạn nên tranh tiếp xúc trong thời kỳ mang thai bao gồm thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và sơn và đặc biết là dung môi tẩy sơn. Chúng có chứa rất nhiều hóa chất độc hại liên quan đến những khuyết tật ở trẻ. Vì vậy, nếu bạn cần phải sửa phòng hay tân trang đồ đạc hãy làm ngay từ lúc bạn chưa mang thai và nên để việc này cho các đức lang quân.
Nếu sơn sửa phòng cho em bé, hãy sử dụng loại sơn không có chất độc hại.
8. Bổ sung a-xit folic
A-xit folic là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày và đặc biệt giúp giảm nguy cơ khuyết tật cột sống ở thai nhi. Nhu cầu về chất này tăng cao ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Loại vitamin này rất nhiều trong cải bó xôi và rất nhiều loại ngũ cốc khác nhưng phụ nữ mang thai nên uống vitamin B9 bổ sung để đáp ứng đủ 400mcg/ngày khi chưa mang thai) và 600mcg/ngày khi đang mang thai). Vì thế giải pháp là bạn sử dụng thuốc uống bổ trợ để đảm bảo có đủ lượng vitamin B cần thiết.
9. Hạn chếcafein
Không có tài liệu nào xác định cụ thể sử dụng bao nhiêu chất kích thích mỗi ngày là tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng theo các bác sỹ, càng ít càng tốt, khoảng dưới 150 mg/ngày.
Nếu bắt đầu giảm cafein ngay từ bây giờ, bạn sẽ không phải trải qua cảm giác “cai nghiện” trong thời kỳ mang thai. Hơn nữa, chất cafein cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, vì vậy hãy từ bỏ chúng ngay từ bây giờ nếu bạn muốn sớm có thai.
10. Lựa chọn bác sỹ
Việc tìm một bác sỹ, người sẽ chăm sóc việc sinh nở của bạn rất quan trọng vì nó tạo cho bà bầu tâm lý thoải mái, tin tưởng.
11. Mang găng tay khi dọn vệ sinh chó mèo
Trong quá trình mang thai, bạn rất dễ nhiễm những bệnh do những động vật ký sinh gây ra do tiếp xúc với chất thải của động vật nuôi trong nhà. Vì thế bạn nên mang găng tay để dọn dep chúng, nếu không hãy nhờ các ông chồng.
12. Sửa sang đầu tóc
Việc nhuộn tóc trong khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không vẫn đang còn gây tranh cãi. Tuy nhiên nhiều bác sỹ khuyên rằng không nên nhuộm tóc trong thoài gian này.
Vì thế hãy chỉ đến tiệm cắt tóc và sửa sang lại mái tóc, nhuộm màu trước khi có thai thôi nhé.

Theo IV/Dân trí

Các chuyển biến tốt về ngoại hình



Trong các tháng giữa của thai kỳ, người phụ nữ trông có vẻ tươi tắn nhất và cảm thấy sảng khoái, dễ chịu với các thể hiện như: tóc mượt, má hồng, da dẻ mịn màng. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Mức hoóc môn cao cũng có thể ảnh hưởng xấu đến làn da, móng tay và tóc, tuy nhiên các biến đổi tiêu cực thường biến mất sau khi sinh.
Tóc
Một mái tóc dày, óng mượt thường nhiều khi là phần thưởng mà sự mang thau đem lại cho người phụ nữ. Tuy nhiên không phải tất cả các loại tóc đều đẹp thêm ra. Tóc dầu có thể lại nhờn hơn, tóc khô thì khô và giòn hơn. Do đó bạn dường như rụng tóc nhiều hơn thường lệ. Lông mặt và lông trên cơ thể cũng có khuynh hướng sẫm màu lại
 
Nếu tóc bạn khô và dễ gãy
Bạn hãy dùng loại dầu gội đầu dịu và đừng chải tóc quá thường hay quá mạnh. Hãy gội đầu thường xuyên nếu tóc bạn thuộc loại tóc nhờn để giữ tóc luôn óng mượt. Vì tóc phát triển không thể nào đóan trước được trong lúc mang thai nên phải tránh uốc tóc hay nhuộm tóc.
Làn da
Trong lúc mang thai, da của các bạn có thể đẹp ra: các khuyết điểm biến mất và làn da trở nên mượt láng. Tuy vậy, bạn cũng có thể phát hiện rằng da của mình trở nên khô hơn, nhờn hơn, hoặc nổi mụn.

Bạn nên làm gì? Rửa, lau da thật kỹ. Nếu da khô, xoa kem dưỡng da lên vùng da bị khô và đổ thêm dầu tắm vào nước tắm của mình. Dùng càng ít xà bông càng tốt.

Móng tay
Có thể bạn để ý móng tay, móng chân mình dễ nứt, dễ gãy hơn thường lệ.

Bạn nên làm gì? Khi làm các công việc trong nhà hoặc làm vườn, bạn cần đeo găng tay.
Màu da
Sự gia tăng sắc tố dưới da là một hiện tượng bình thường trong lúc có thai. Các nốt ruồi, các vết chàm, sẹo và đặc biệt là tàn nhang thường xẫm màu lại và phát triển rộng ra. Một lằn nâu xuất hiện trên vùng bụng. Bạn có thể bị một mảng nám màu nâu vắt ngang qua mặt và cổ. Đừng lo lắng vì mảng này sẽ biến mất sau khi sinh chẳng bao lâu.

Bạn nên làm gì? Tránh áng nắng gắt vì nó làm cho sắc tố đậm hơn. Nếu phải đi nắng thì bạn nên sử dụng kem chống nắng có chất lọc tia nắng. Đừng cố làm mờ mảng nám trên mặt. Nếu bạn muốn che giấu vết nám, bạn có thể dùng thỏi sáp phủ kín những chỗ sạm.
Theo Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Mẹ và Em

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ từ tuần 1 - 40


Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Thai 1 tuần
- Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
- Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng
Thai 20 tuần
25,6 cm
300 g
Thai 2 tuần
Thai 21 tuần
26,7 cm
360 g
Thai 3 tuần
Thai 22 tuần
27,8 cm
430 g
Thai 4 tuần
Thai 23 tuần
28,9 cm
500 g
Thai 5 tuần
- Hệ thần kinh hình thành.
- Đã có dấu hiệu mang thai
Thai 24 tuần
30 cm
600 g
Thai 6 tuần
Thai 25 tuần
34,6 cm
660 g
Thai 7 tuần
- Phôi thai hoàn thiện
Thai 26 tuần
35,6 cm
760 g
Thai 8 tuần
1,6 cm
1 g
Thai 27 tuần
36,6 cm
875 g
Thai 9 tuần
2,3 cm
2 g
Thai 28 tuần
37,6 cm
1005 g
Thai 10 tuần
3,1 cm
4 g
Thai 29 tuần
38,6 cm
1150 g
Thai 11 tuần
4,1 cm
7 g
Thai 30 tuần
39,9 cm
1320 g
Thai 12 tuần
5,4 cm
14 g
Thai 31 tuần
41,1 cm
1500 g
Thai 13 tuần
7,4 cm
23 g
Thai 32 tuần
42,4 cm
1700 g
Thai 14 tuần
8,7 cm
43 g
Thai 33 tuần
43,7 cm
1920 g
Thai 15 tuần
10,1 cm
70 g
Thai 34 tuần
45 cm
2150 g
Thai 16 tuần
11,6 cm
100 g
Thai 35 tuần
46,2 cm
2380 g
Thai 17 tuần
13 cm
140 g
Thai 36 tuần
47,4 cm
2620 g
Thai 18 tuần
14,2 cm
190 g
Thai 37 tuần
48,6 cm
2860 g
Thai 19 tuần
15,3 cm
240 g
Thai 38 tuần
49,8 cm
3080 g
Thai 20 tuần
16,4 cm
300 g
Thai 39 tuần
50,7 cm
3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông.
Thai 40 tuần
51,2 cm
3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi

Thai nhi 40 tuần tuổi

Chỉ khoảng 5% các bé sinh đúng ngày thôi, còn lại 75% bé thường chào đời muộn hơn so với dự kiến.

Sự phát triển của bé

Ngày trọng đại đã rất gần và không còn lâu nữa bạn có thể âu yếm, ngắm nhìn bé thỏa thích. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu đến cuối tuần này mà bé vẫn chưa “chịu” chào đời. Chỉ khoảng 5% các bé sinh đúng ngày thôi, còn lại 75% bé thường chào đời muộn hơn so với dự kiến. Và hầu hết các bác sĩ sẽ đợi thêm 2 tuần nữa kể từ ngày dự sinh, nếu bé nhất định không chịu chui ra, mới chỉ định sinh mổ.

Thai nhi 40 tuần tuổi
Lúc này, bé cao trung bình là 51cm (tính từ đầu đến chân và cân nặng xấp xỉ 3,4 – 3,5 kg lúc sinh). Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống nhau và cân nặng lúc chào đời nằm trong khoảng 2,5 – 3,8 kg là đảm bảo về mặc sức khỏe.
Dịch ối lúc này chuyển màu lợt hơn do chất trắng đục như sữa từ chất gây bao quay người bé sẽ “thôi” vào dịch ối. Lớp da ngoài cũng đang bong tróc, nhường chỗ cho lớp da mới ở dưới.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn cảm thấy căng thẳng nhất so với cả quá trình mang thai? Thực tế thì những tuần cuối này luôn khiến thai phụ có cảm giác như dài vô tận, lâu hơn cả 9 tháng mang thai trước đó.
Hầu hết các bác sĩ và bà đỡ sẽ chỉ can thiệp trong trường hợp thai vượt quá dự sinh 10 – 14 ngày. Trong trường hợp này, có thể “kích đẻ” bằng cách “yêu” chồng. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ dùng thuốc để “kích” chuyển dạ tự nhiên.
Nếu là lần sinh đầu, thời gian chuyển dạ sẽ thường kéo dài và chậm nhưng dù trong trường hợp nào cũng có thể tăng tốc nhờ sự trợ giúp của y học.

Chuẩn bị

  • Kiểm tra lại mọi thứ một lần cuối để chắc chắn là không quên thứ gì.
  • Sau sinh, sẽ có nhiều người muốn đến thăm. Tốt nhất là cố gắng hạn chế tối đa mọi người đến thăm trong tuần đầu sau sinh hoặc bất đắc dĩ thì không nên để thai phụ tiếp chuyện khách.
  • Lúc này cả sản phụ và em bé đều đang cần được nghỉ ngơi.

Những việc cần lưu tâm

  • Bạn đang háo hức không biết bé mới sinh sẽ thế nào? Thực tế là trong những tuần đầu tiên, bé sẽ chỉ dành thời gian cho ngủ và ăn thôi.

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Khi nào cần thay tã cho bé? Khi nào có thể tắm bé?
Trả lời: Ngay cả khi chưa rụng rốn thì việc tắm bé vẫn rất an toàn. Các chuyên gia khuyên nên đợi cho đến khi thân nhiệt của bé ổn định rồi hãy tắm. Nếu có thể nên đợi ít nhất 6 tiếng sau sinh hoặc lâu hơn.
Trẻ sơ sinh cũng không nhất thiết phải tắm hằng ngày. Chỉ cần lau nhẹ các gây bám trên người trẻ là đủ và không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích từ việc tắm rửa hằng ngày. Trẻ sơ sinh sẽ không bị bẩn cho đến khi chúng bắt đầu bò quanh nhà.

Thai nhi 39 tuần tuổi


Ở tuần thứ 39 này, thai nhi nặng khoảng 3-3,2kg và lớp mỡ dưới da tiếp tục được “bồi đắp” để duy trì thân nhiệt sau khi bé chào đời.

Sự phát triển của bé

Bé yêu lúc này đã sẵn sàng chào đời. Ở thời điểm này, cơ thể bé đã hoàn thiện, lớp mỡ dưới da đã đủ sức để giữ ấm cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Hầu hết các bé sẽ có cân nặng nằm trong khoảng 2,7 – 4,3kg khi chào đời. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đã phát triển đầy đủ và phổi đã sẵn sàng chức năng hô hấp không khí.

Thai nhi 39 tuần tuổi
Giờ bạn có thể nói rõ giới tính của em bé trong bụng? Một trong những dấu hiệu nhận biết chính là cân nặng. Các bé trai thường có xu hướng nặng cân hơn các bé gái.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có cảm giác ộ ệ và khó chịu hơn bao giờ hết. Hãy đơn giản hóa vấn đề như nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng được giữ bé trong bụng. Hãy xem phim, đọc sách, chăm sóc móng tay chân hay dành thời gian cho ông bố tương lai sắp bị “bỏ rơi”.
Còn có thể làm gì khác nhỉ? Kiểm tra xăng xe và đọc những mẩu chuyện vui về các em bé.
Anh xã lúc này cũng cần được thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các họat động yêu thích bởi khi bé chào đời sẽ ít có cơ hội để thực hiện.

Chuẩn bị

  • Đây là thời điểm tốt để tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này.
  • Nếu đây là lần sinh thứ 2 thì hãy kiểm tra lại sự chuẩn bị cho bé thứ nhất trong giai đoạn bạn phải chăm sóc bé thứ 2.

Lời khuyên hữu ích

  • Một túi giữ lạnh đựng một số món ăn yêu thích sẽ rất tốt cho các thai phụ đang chuyển dạ. Hãy mang theo camera nếu muốn để ghi lại những giờ khắc đầu tiên khi bé chào đời.
  • Có thể mang sách hay tạp chí vui vui để đọc khi thời gian chuyển dạ kéo dài.

Những điều cần lưu tâm

Bạn đã sẵn sàng cho bé bú? Hãy tham khảo những mẹo khi cho bé bú lần đầu
Ở thời điểm 1-5 phút đầu sau sinh, sức khỏe của em bé sẽ được tính theo chỉ số Apgar (đánh giá tình trạng sau sinh với 5 tiêu chí về màu da, nhịp tim, nhịp thở, phản xạ, hoạt động của cơ bắp).
Mặc dù rất mệt nhưng bạn vẫn không thể ngủ? Trước tiên, hãy cất đồng hồ đi bởi việc nhìn thời gian trôi sẽ chỉ làm bạn thêm căng thẳng. Tiếp đó, thay vì nằm trên giường chờ giấc ngủ tới, hãy đi tắm nước ấm để thư giãn. Nếu vẫn không thể ngủ, hãy chọn sách hay báo có nội dung nhẹ nhàng để đọc hoặc nghe 1 bản nhạc nhè nhẹ. Nếu tình trạng không được cải thiện và kéo dài thì lúc này, bác sĩ sẽ là người giúp bạn tốt nhất.
Những bệnh nào có thể gây nguy hiểm cho bé ở giai đoạn đầu sau sinh? Đó là bệnh sởi, nấm Chlamydia, sởi Đức, khuẩn tụ cầu nhóm B, viêm gan B, HIV/AIDS, herpes, bệnh nhiễm Listeriosis, bệnh tưa lưỡi, bệnh Toxoplasmosis, bệnh lao, bệnh viêm đường tiết niệu…

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi có kế hoạch thuê 1 người giúp việc sau khi sinh bé. Tôi cần phải lưu ý những gì?
Trả lời: Thuê người sẽ giúp người mẹ giảm bớt những bận rộn trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, trước khi thuê, làm việc bán thời gian hay ở cùng nhà, bạn cần kiểm tra các thông tin sau:
  • Bạn có biết rõ về họ (về gia đình, bạn bè…)?
  • Bạn có biết địa chỉ chính xác nơi người đó ở?
  • Người giúp việc trông có khỏe mạnh không? Đừng do dự trong việc kiểm tra sức khỏe của người sẽ đến chăm sóc trẻ, đặc biệt là các kiểm tra về bệnh lao hay ho hen.
  • Có cần dành thời gian để đào tạo cô ấy cách giữ vệ sinh và an toàn không? Bạn cần chắc chắn rằng người giúp mình sẽ làm đúng ý mình.